Những giai đoạn phát triển của thị trường BĐS Việt Nam
Thị trường bất động sản Việt Nam đã có những giai đoạn tăng trưởng nóng. Theo sau đó là thời kỳ suy giảm, khủng hoảng, đóng băng, rồi hồi phục trở lại một cách mạnh mẽ..
Cùng nhìn lại những giai đoạn phát triển của thị trường bất động sản từ thập niên 90 đến nay với các thời kỳ phát triển, khủng hoảng, và khó khăn… 4 giai đoạn thăng trầm với những cột mốc mang tính bước ngoặt.
Giai đoạn 1995 – 1998: Khởi động và tăng trưởng
Năm 1995 đánh dấu cột mốc phát triển đặc biệt đối với Việt Nam khi cùng lúc chính thức bình thường hóa quan hệ với Mỹ và gia nhập vào cộng đồng các nước Đông Nam Á (ASEAN). Đây là giai đoạn phát triển thành công vì Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra những bước tiến vượt bậc, làm thay đổi cả nền kinh tế.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam đạt tăng trưởng trên 9% vào các năm 1995 (9,54%) và 1996 (9,34%), tương ứng với chỉ số GDP bình quân đầu người đạt mức 277 USD (1995) và 324 USD (1996). Lạm phát được kiểm soát từ mức 12,7% (năm 1995) xuống mức 4,5% (1996) và 3,6% (1997).
Đây cũng là khoảng thời gian tăng trưởng nhanh của bất động sản. GDP tăng trưởng mạnh khiến người dân tin vào tương lai sáng lạn của nền kinh tế đã thúc đẩy giá nhà đất tăng cao.
Do bắt đầu mở cửa hội nhập, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ xảy ra năm 1997-1998 ở khu vực châu Á cũng có tác động nhất định đến nền kinh tế Việt Nam. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tăng trưởng kinh tế đến năm 1998 chỉ ở mức 5,76%, trong khi đó lạm phát năm này lên 9,2%. Tuy nhiên, do độ mở cửa chưa cao và mặt khác có sự chủ động ứng phó từ trong nước nên Việt Nam không bị cuốn vào vòng xoáy và còn vượt qua được cuộc khủng hoảng này.
Giai đoạn 1998 – 2008: Làm quen với các cơn sốt đất
Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đánh dấu việc Việt Nam hội nhập kinh tế, đỉnh cao là việc ký hiệp định gia nhập Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (năm 2001) và Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (năm 2006). Việt Nam thời điểm này được ví như “con hổ” kinh tế trong tương lai gần, với chỉ số GDP bình quân đầu người đạt 396 USD vào năm 2.000.
Thị trường bất động sản cũng bắt đầu chuyển mình vào năm 2000 và bùng nổ trong giai đoạn 2001-2002, với tăng trưởng GDP lần lượt đạt 6,79% năm 2.000 và 6,89% năm 2001. Kinh tế đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất vào các năm 2004 – 2007 khi bình quân GDP tăng trưởng 8,23%, dòng vốn nước ngoài liên tục rót vào thị trường.
Các chính sách của Nhà nước cũng góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản và thổi bùng cơn sốt giá. Giao dịch và giá nhà trong những năm này đều tăng cao trong khi bất động sản trở thành kênh đầu tư thu hút rất nhiều tầng lớp tham gia.
Với 2 cơn sốt nhà đất vào các năm 2001-2003 và 2007-2008, giá nhà đất tăng lên nhiều lần, hoàn toàn vượt khỏi tầm với của những người có thu nhập từ thấp đến trung bình tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM.
Giai đoạn 2008 – 2018: Thị trường biến động chưa từng có
Khoảng thời gian này, thị trường bất động sản chứng kiến mọi cung bậc của vòng tròn khủng hoảng – hồi phục – bùng nổ – giảm tốc (dấu hiệu của khủng hoảng) xuất hiện trong cùng một thập niên. Giữa năm 2008, chu kỳ kinh tế một lần nữa lao dốc, bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, kéo theo đó là chu kỳ thoái trào của thị trường bất động sản.
Thời điểm này tại Việt Nam, giá nhà đất lao dốc, biên độ giảm ước tính 30-40% chỉ trong thời gian ngắn.
Tồn kho bất động sản năm 2012 lên tới trên 100.000 tỷ đồng. Nợ xấu của nhiều doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ tăng vọt. Lạm phát thực sự bùng nổ khiến Ngân hàng Nhà nước phải thắt chặt các chính sách tiền tệ. Kể từ năm 2012, cơ quan quản lý nhà nước đã nỗ lực ban hành nhiều chính sách và các gói kích cầu kinh tế nhằm thu hút đầu tư và tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Kết quả là, thị trường bắt đầu có những chuyển biến tích cực.
Việc khối doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư phát triển các dự án Nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ được giảm nghĩa vụ tài chính cùng với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng được đưa ra đã từng bước giúp thị trường bất động sản dần phục hồi dù tồn kho vẫn chưa được giải quyết hết.
Năm 2013 – 2014 thị trường lúc này đã ấm dần, bắt đầu tan băng, xu hướng đi lên tương đối mạnh mẽ. Đồng thời, những người quan tâm đến bất động sản cũng chứng kiến sự bùng nổ ở các phân khúc bất động sản cao cấp và bất động sản nghỉ dưỡng.
Ấn tượng nhất là phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, ngôi nhà thứ hai, tạo ra một diện mạo hoàn toàn mới cho các tỉnh thành có vị trí địa lý và thiên nhiên ưu đãi như Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Quốc, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng…
Giai đoạn 2018 đến nay: Đà giảm tốc mạnh dần – thách thức nhiều hơn
Từ năm 2018, đà giảm tốc của thị trường bất động sản dần lộ diện với sự sụt giảm nguồn cung kéo dài sang năm 2019-2020, tiêu thụ tài sản có dấu hiệu chững lại và thấp dần. Sự giảm tốc này do các hoạt động rà soát, kiểm tra pháp lý những dự án bất động sản diễn ra hàng loạt, khiến thời gian chuẩn bị thủ tục cho các dự án địa ốc bị kéo dài. Song song đó, Covid-19 diễn biến phức tạp như một cú đánh bồi, càng khiến cho thị trường bất động sản diễn biến chậm chạp và thận trọng hơn trước.
Số liệu mới nhất của World Bank cho thấy, nền kinh tế Việt Nam có nền tảng mạnh mẽ và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao trong hai năm trở lại đây. Theo số liệu sơ bộ, GDP thực tăng khoảng 7% trong năm 2019, gần với tỷ lệ tăng trưởng năm 2018 và Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Do hội nhập kinh tế sâu rộng, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Tuy nhiên, tác động của dịch bệnh không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động ở cả cấp trung ương và địa phương.
Nhận định thị trường Địa Ốc Việt Nam thời gian tới
Việt Nam còn rất nhiều triển vọng để trở thành điểm đến mới của dòng vốn đầu tư toàn cầu, xét từ tình hình chính trị ổn định với các chính sách điều hành linh hoạt của Nhà nước. Môi trường đầu tư, chất lượng nguồn lực liên tục được cải thiện. Chính sách ngoại giao đa phương và linh hoạt phù hợp với thực tiễn.
Vai trò, vị thế của Việt Nam đối với khu vực và thế giới ngày càng lớn. Việt Nam còn được đánh giá là điểm đến hấp dẫn với tiềm năng từ thị trường tiêu dùng quy mô lớn. Đặc biệt, nền kinh tế trong nước sẽ hưởng lợi khi các Hiệp định thương mại bắt đầu có hiệu lực.
CHU KÌ BẤT ĐỘNG SẢN LÀ GÌ?
Một chu kì bất động sản điển hình bao gồm 4 giai đoạn: phục hồi, mở rộng phát triển, tăng cung và suy thoái (recovery, expansion, hyper supply and recession).
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng xin gửi về địa chỉ email: bdshotrothongtin@gmail.com
TIN TỨC LIÊN QUAN:
Đánh giá Thị trường Bất động sản 2023 ra sao?
Top những sự kiện thị trường Bất động sản 2022
Các dự án BĐS tiêu biểu triển khai tại TP.HCM trong năm 2020
Những dự án bất động sản được quy hoạch tại Quận 9, Tp.HCM
Toàn cảnh khu đô thị Thủ Thiêm sau 22 năm quy hoạch
Tổng hợp Danh sách các Khu đô thị Vinhomes – VinGroup
Danh sách tổng hợp Bất động sản Sun Group Đà Nẵng
Loạt dự án BĐS của BCG Land – Bamboo Capital phát triển
Thông tin các dự án NovaWorld của Novaland
Danh sách tổng hợp Bất động sản Sun Group Đà Nẵng
Thông tin các dự án Khu đô thị Nam Long Group phát triển
Các dự án bất động sản của chủ đầu tư Masterise Homes
Xem thêm
-
Bất động sản Khánh Hoà: Nha Trang, Cam Ranh, Cam Lâm, Vân Phong
Đánh giá thị trường Bất động sản Khánh Hoà, nơi đang thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ và quy hoạch, tiềm năng phát triển với lợi thế tự nhiên với loạt dự án đô thị, du lịch, khu công nghiệp….với các khu vực nổi bật là Nha Trang, Cam Ranh, Cam […]
-
Thương hiệu Nhà ở Ehome giá rẻ của Tập đoàn Nam Long Group
EHome là thương hiệu nhà ở giá rẻ cho người có thu nhập trung bình, ổn định của tập đoàn Nam Long Group phát triển với 3 tiêu chí chính: bền vững về môi trường (ecology), kinh tế về đầu tư (economy), hiệu quả về sử dụng (efficiency). Năm 2008, khi phân khúc bất động […]
-
Bất động sản Viglacera: Khu Công Nghiệp – Nhà ở Xã Hội & Thương mại
Cùng với lĩnh vực vật liệu xây dựng, bất động sản khu công nghiệp, nhà ở xã hội hay nhà ở thương mại Viglacera là một trong những trọng tâm phát triển chính của Tổng công ty Viglacera. BĐS Khu công nghiệp Viglacera Viglacera đặt kế hoạch dồn tổng lực cho bất động sản khu […]
-
Quy hoạch KĐT Thời đại và Đổi mới Sáng tạo Sun Phủ Lý (Hà Nam)
Khu đô thị Thời đại và Đổi mới Sáng tạo do Sun Group đầu tư và phát triển tại thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) có tổng mức đầu tư trên 1 tỷ USD, bao gồm các hạng mục đô thị, thương mại dịch vụ, công viên chuyên đề phục vụ vui chơi, giải […]
-
Tòa nhà văn phòng – thương mại Marina Central Tower Ba Son
Nằm trong quy hoạch tổng thể của khu phức hợp Ba Son, Marina Central Tower là tòa nhà văn phòng – thương mại có quy mô hàng đầu TP.HCM, dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Tòa nhà văn phòng – thương mại Marina Central Tower Toà nhà thương mại văn phòng Marina Central Tower […]
-
Ngân hàng rao bán nhiều Bất động sản của Tân Hoàng Minh
Ngân hàng rao bán loạt khoản nợ thế chấp bằng bất động sản thuộc Tổ hợp du lịch, giải trí tại Phú Quốc tỷ USD của Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Dự án này được chia nhỏ diện tích để thế chấp cho các khoản vay của 7 doanh nghiệp tại Agribank. Ngân hàng Agribank […]
-
Mô hình Nhà ở xã hội tại Vienna (Thủ đô của Áo) sau 100 năm phát triển
Tròn 100 năm phát triển nhà ở xã hội, Vienna (Áo) hiện có 60% dân số hưởng lợi mô hình này với giá thuê thấp và nơi ở chất lượng. Vienna cũng luôn có vị trí rất cao trên các bảng xếp hạng về thành phố đáng sống trên thế giới. Vienna luôn có vị […]